Các loại giấy tờ pháp lý trong quá trình mua bán một thửa đất là vô cùng phức tạp đối với những người mới tham gia vào thị trường này. Kể cả đối với những người đã có kinh nghiệm đôi khi cũng gặp phải những trường hợp khó khăn không lường trước. Vậy thì chúng ta phải lưu ý những điều gì về Giấy tờ pháp lý khi mua bán đất ?
5 loại giấy tờ mua đất cần chuẩn bị trước khi giao dịch.
Mua bán đất là những giao dịch có giá trị lớn, sẽ chứa nhiều rủi ro nếu không được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, mua đất cần giấy tờ gì hay thủ tục giấy tờ mua đất bao gồm những bước cụ thể nào là những câu hỏi được rất nhiều người mua bán đất quan tâm trước khi bắt đầu giao dịch.
Các giấy tờ cần thiết khi mua bán nhà đất
Mục lục bài viết
- Giấy tờ đặt cọc (nếu có)
- Giấy ủy quyền
- Hợp đồng mua bán đất
- Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
- Trình tự cụ thể của việc công chứng hợp đồng
- Các loại giấy tờ cần thiết nếu người mua vay tín chấp
- Giấy tờ kê khai nộp thuế và sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ
- Kê khai thuế
- Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
Giấy tờ đặt cọc (nếu có)
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm: Tiền, kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác.
Trong trường hợp việc đặt cọc thành công, kết quả đạt được sẽ là hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà đất được ký kết và thực hiện. Lúc này, tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc: trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ đi để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua bán nhà đất.
Tùy theo yêu cầu cụ thể của bên bán mà sẽ diễn ra việc đặt cọc trước hay không. Tuy nhiên, việc đặt cọc và nắm giữ giấy tờ đặt cọc được xem là điều cần thiết để bạn tạo sự ràng buộc với bên bán, tránh trường hợp người bán không muốn bán nữa vì bất kỳ lý do nào đó hay đột ngột bán cho người khác với mức giá cao hơn mức mà bạn đưa ra, điều này giúp giảm rủi ro cho bạn và đảm bảo cho việc mua bán thành công. Khác với những loại giấy tờ mua đất khác, đặt cọc không cần được công chứng.
Bản chính giấy tờ tùy thân của 2 bên:
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân:Trong trường hợp đã kết hôn: Giấy đăng ký kết hôn Trong trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn: Giấy xác nhận độc thân
- Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân của 2 bên (không quá 15 năm kể từ ngày cấp). Nếu chứng minh nhân dân bị hư hỏng hoặc mất có thể thay bằng sổ hộ chiếu (không quá 10 năm. Đối với người nước ngoài thì cần chuẩn bị hộ chiếu vẫn còn giá trị có đóng dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam
- Các bản dự thảo hợp đồng cần thiết cung cấp rõ ràng các điều khoản, giao dịch mà các bên chuẩn bị/đề xuất theo mẫu giấy tờ mua đất.
Giấy ủy quyền
Trong trường hợp người sở hữu đất đang công tác hoặc làm việc tại nước ngoài hay có những lý do hợp lý khác không thể đến thực hiện việc mua bán nhà đất thì có thể ủy quyền cho 1 bên thứ ba thì người mua đất cần giấy tờ gì? Người này cũng cần mang giấy tờ tùy thân và hợp đồng ủy quyền bán. Ngoài ra, trong trường hợp đất là được cho, tặng, thừa kế,… thì cần thêm giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản.
Hợp đồng mua bán đất
Hợp đồng mua bán đất phải được công chứng tại đơn vị uy tín, có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên). Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 khi một bên hay cả hai bên tham gia là tổ chức kinh doanh bất động sản, thì phải có văn bản chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển đổi tương ứng.
Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Bên bán:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.
- Hợp đồng ủy quyền bán (nếu có).
Bên mua:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.
Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo (phải trả chi phí soạn hợp đồng – không tính vào phí công chứng).
Hợp đồng mua bán đất phải được công chứng tại đơn vị uy tín, có thẩm quyền
Trình tự cụ thể của việc công chứng hợp đồng
Thủ tục công chứng
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu công chứng
- Đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng: Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng).
- Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng:
Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Trường hợp 2. Hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung..
Bước 2. Thực hiện công chứng
Trường hợp 1: Nếu các bên có hợp đồng soạn trước
Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng
- Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.
- Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2: Với hợp đồng công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu người công chứng
- Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
- Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên).
- Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
- Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Thông tin ghi trên sổ đỏ – Thổ cư và Đường
Những lưu ý khi công chứng hợp đồng mua bán đất
- Phải công chứng tại các tổ chức công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất.
- Được công chứng tại tổ chức công chứng: Gồm Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) và Văn phòng công chứng (tư nhân). Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được…
- Thời hạn công chứng:
- Không quá 02 ngày làm việc;
- Với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, trường hợp chỉ có đất thì phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
Những điều cần biết khi sang tên sổ đỏ
Các loại giấy chứng nhận về nhà đất gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong bài viết được gọi tắt là Sổ đỏ.
Theo quy định khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (thủ tục đăng ký biến động người dân thường gọi là thủ tục sang tên Sổ đỏ).
Khi sang tên Sổ đỏ thì cơ quan nhà nước sẽ xác nhận việc chuyển nhượng vào trang 4 của Sổ đỏ, trong trường hợp trang 4 của Sổ đỏ không còn chỗ trống thì được cấp Sổ đỏ mới.
Khi các bên lập hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực và có hiệu lực thì theo hợp đồng các bên có nghĩa vụ chính như sau:
- Bên chuyển nhượng (sau đây gọi là bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng (quyền sử dụng đất được ghi nhận trong Sổ đỏ – nên khi bán phải chuyển Sổ đỏ cho bên mua);
- Bên nhận chuyển nhượng (sau đây gọi là bên mua) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.
Ngoài ra, trong hợp đồng các bên được phép thỏa thuận ai là người thực hiện việc sang tên Sổ đỏ, nếu không thỏa thuận thì bên mua thường sẽ sang tên Sổ đỏ (chỉ khi Sổ đỏ được sang tên thì người mua mới là người có quyền sử dụng đất và được pháp luật công nhận, bảo vệ).
Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết là đảm bảo quyền lợi của chính bản thân khách hàng
Nơi làm thủ tục sang tên Sổ đỏ
Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nơi nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ được quy định như sau:
Thủ tục | Nơi nộp hồ sơ |
Đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất (đăng ký biến động đất đai hay người dân thường gọi là sang tên Sổ đỏ) | – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. |
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai). | |
– Với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa. | |
– Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (UBND xã, phường, thị trấn). | |
Nơi nộp hồ sơ trên là nơi có đất. |
Chi phí sang tên sổ đỏ
Khi sang tên Sổ đỏ với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên phải nộp những khoản thuế, phí, lệ phí sau:
Khoản tiền phải nộp | Mức nộp | Người nộp tiền |
Thuế thu nhập cá nhân | 2% x (Giá chuyển nhượng) | Người bán |
Lệ phí trước bạ | 0.5% x (Giá đất x Diện tích) | Người mua |
Phí thẩm định hồ sơ | Do từng tỉnh quy định | Người mua |
Lưu ý: Các bên được phép thỏa thuận về người nộp; Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất quy định tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành |
Thủ tục sang tên Sổ đỏ
Lập và công chứng hợp đồng chuyển nhượng
Theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Bên bán | Bên mua |
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. – Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng. – Sổ hộ khẩu. – Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân. – Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác). | – Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng. – Sổ hộ khẩu. – Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân. |
– Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua chuẩn bị, nhưng có thể do các bên thỏa thuận vì theo quy định: Bên nào có yêu cầu công chứng thì bên đó phải nộp phí công chứng (trừ các bên có thỏa thuận khác).
– Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo. |
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng
Kê khai thuế
* Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN.
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
- Bản sao, bản chụp Sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).
* Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí:
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
- Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Nộp hồ sơ khai lệ phí trước bạ cùng với thời điểm làm thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên Sổ đỏ)
Như vậy, các bên phải chuẩn bị hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ. Thời điểm nộp thông thường cùng với thời điểm nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ.
Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ sang tên Sổ đỏ gồm:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Sổ đỏ;
- Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
Ngoài ra, phải mang chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân và xuất trình khi có yêu cầu.